Để trở thành nhà phân phối (NPP) hàng đầu, được tim kiếm nhiều nhất từ nguồn Online-Offline có thể bạn cần kế hoạch chiến lược quảng bá cẩn thận, sự cam kết về nguồn hàng, chất lượng hàng hóa- dịch vụ và khả năng hỗ trợ công việc hệ thống.
Ai cũng muốn trở thành nhà phân phối hàng đầu (TopNPP)nhưng không phải ai cũng biết thực hiện một loạt các bước chiến lược, tầm nhìn và triển khai công việc thực tế. Ai cũng lo lắng cho việc lựa chọn sản phẩm để kinh doanh và trở thành nhà phân phối là một việc rất khó khăn và chứa đựng vô số rủi ro.
Việc chọn lựa đúng sản phẩm và nhãn hàng để kinh doanh sẽ giúp bạn thành công ngay từ bước chuẩn bị ban đầu cho quá trình kinh doanh. Những nỗ lực phát triển kinh doanh cần xuất phát từ lựa chọn chính xác sản phẩm và mô hình kinh doanh phù hợp ngay từ ban đầu.
Có hơn 9 điều lưu ý giúp Bạn có được các nhà phân phối và đại lý có thể căn cứ vào đó để chọn lựa các sản phẩm và nhãn hàng để kinh doanh.
1.Nghiên cứu Thị trường và Đối thủ cùng ngành hàng phân phố:
Khi kinh doanh cần hiểu rõ thị trường bạn hoạt động và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn một cách tường tận. Có thể xác định điểm nổi bật và hạn chế của thị trường để bạn có thể tận dụng cơ hội mở rộng . Nếu Bạn có nhiều kinh nghiệm với phát triển hệ thống phân phối nên chia sẻ khi phát triển trong cộng đồng của mình.
Hãy tham gia vào hội nhóm nhà phân phối cần thiết để có được nhiều kinh nghiệm về thực tiễn hơn một khi những nhà phân phối, đại lý nêu lên những khó khăn gặp phải của họ trong quá trình kinh doanh, thậm chí là thất bại của họ... đôi khi có những những câu chuyện rất giống nhau.
2.Tìm cách phát triển mối quan hệ đối tác phân phối:
Người mới bắt đầu thường gặp khó khăn, sự cố...khi xây dựng và duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với nhà sản xuất, nhà cung ứng và đối tác khác. Nếu cùng đồng đội thực hiện hoặc có sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ có thể làm tăng cường vị thế của bạn trong chuỗi cung ứng.
Ai cũng biết ‘Buôn có Bạn, Bán có
Phường’ cho nên có những đóng góp được ghi nhận có giá trị mà những người làm kinh
doanh nên nắm rõ để có thể lựa chọn ngành hàng, sản phẩm, thương hiệu...hỗ trợ
cho việc kinh doanh hiệu quả, thành công như mong đợi.
3.Sự cần thiết đa dạng hóa Danh mục Sản phẩm của nhà phân phối:
Việc mở rộng danh mục sản phẩm trong ngành hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhiều độ tuổi và tạo ra nhiều nguồn thu nhập bổ sung tốt hơn chỉ một mặt hàng duy nhất không có sản phẩm thay thế khi cần.
Do vậy người kinh doanh hệ thống phân phối nên chú ý tới thương hiệu của sản phẩm – ngành hàng và chiến lược của nhãn hàng để phát triển thương hiệu vì đây chính là điểm giúp sản phẩm – nhãn hàng có thể phát triển ổn định dù thị trường cạnh tranh khốc liệt.
4.Nhà phân phối chất lượng Dịch vụ và Hiệu suất Logistical:
Nhà phân phối rất quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng, cách chăm sóc khách hàng xuất sắc nhất và xây dựng hệ thống logistic hiệu quả để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy việc theo dõi tình hình bán hàng của đại lý, phân tích kết quả khảo sát trực tiếp những người mới mua hàng và những người đã mua hàng, trải nghiệm sản phẩm là rất quan trọng.
Hiểu được thói quen mua hàng từ đó bạn có thể nắm được thông tin để phản hồi cho nhãn hàng, đồng thời cũng có thông tin để định hướng bổ sung, thay thế sản phẩm phù hợp với ngành của bạn cho phù hợp. Nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng chi trả của họ sẽ quyết định sự lâu bền của việc kinh doanh của bạn trong tương lai gần.
Để thành nhà phân phối chuyên nghiệp cần tích lũ kinh nghiệm thực chiến, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định hợp tác phân phối một sản phẩm trong ngành hàng, thậm chí bạn nên trực tiếp trải nghiệm sản phẩm để có cái nhìn khách quan và chuẩn xác nhất.
5.Sử dụng Công nghệ và Tự động hóa trong các khâu của nhà phân phối:
Nhà phân phối ở thời đại 4.0 nên áp dụng công nghệ thông tin và tự động hóa quy trình để tối ưu hóa hoạt động và giảm chi phí phân phối sản phẩm. TỪ thông tin tổng hợp theo nhiều nghiên cứu khoa học về hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm, cách ghi nhớ của người tiêu dùng ở não bộ thường sẽ nhớ không hơn 3 thương hiệu ảnh hưởng trong cùng một lĩnh vực, ngành hàng.
Do đó tổ chức tốt khâu phân phối tự động trên mạng xã hội, để tìm hiểu thêm về kiến thức công nghệ và tự ddooojng hóa trong kinh doanh, marketing bạn có thể tìm hiểu tại Mọi Dịch Vụ Seo. Khi cần thiết sử dụng dịch vụ, Bạn sẽ được tư vấn sử dụng, tham gia các chuyên đề thuộc các chủ đề gắn liền với thực tiễn kinh doanh Online.
6.Nhà phân phối cũng xây dựng và duy trì Thương hiệu:
Để thu hút khách hàng thì dầu tư vào chiến lược thương hiệu mạnh mẽ rộng khắp vùng chiến lược, đối tượng khách hàng tiềm năng. Việc xây dựng và duy trì uy tín nhà phân phối của bạn trong ngành là quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng.
Nhắm trung mục tiêu nhà phân phối thì ai cũng mong muốn bởi vì, cuối cùng thì cung phải đáp ứng cầu, nên bạn cần quan tâm tới các đại lý quan trọng đã đáp ứng nhu cầu những người tiêu dùng cuối cùng, những người trực tiếp chi tiền để tiêu dùng có mua sản phẩm của bạn hay không.
Dù bạn là nhà phân phối lớn, nhà phân phối độc quyền hay là đại lý cấp vừa, nhỏ thì bạn cũng cần người tiêu dùng thực sự quan tâm, yêu thích, sử dụng và sau đấy là tin dùng sản phẩm thì mô hình kinh doanh mới có thể bền vững.
7.Nhà phân phối cần nắm bắt Xu hướng Thị trường:
Quan tâm đến dùng người dùng thì không chỉ người bán hàng nhỏ lẻ đến nhà phân phối cấp cao luôn cập nhật với xu hướng thị trường mới và nhu cầu khách hàng để có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp xu hướng.
Việc định hình xu hướng là điều không thể thiếu của doanh nghiệp, nhà kinh doanh phân phối khi đi theo những xu hướng kinh doanh đó để có thể thành công hơn. Một khi doanh nghiệp đã có sẵn một tập khách hàng sẵn sàng chi tiền cho những dịch vụ hay sản phẩm đó miễn là thương hiệu quảng bá được tới khách hàng sẽ tốn ít chi phí hơn đối thủ mới.
8.Đàm phán và Quản lý Đối tác của nhà phân phối, đại lý:
Hầu hết nhà kinh doanh đều luôn cải thiện, phát triển kỹ năng đàm phán và quản lý mối quan hệ với đối tác để gia tăng mối quan hệ cộng tác, đối tác. Việc đàm phán và quản lý đối tác về yêu cầu hãy xác định mục tiêu và đảm bảo rằng cả hai bên đều hài lòng với các thỏa thuận trong kinh doanh bền vững.
Đàm phán, quản lý đối tác là quá trình thường xuyên của nhà phân phối mà các bên tham gia thảo luận và đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một vấn đề thông qua thương lượng và đối thoại để hiểu nhau, cùng phát triển.
9.Tổ chức và Quản lý Tài nguyên của nhà phân phối – đại lý cấp cao:
Thông thường các nguồn lực kinh donah đều có hạn cho nên việc quản lý tài nguyên của bạn một cách hiệu quả, bao gồm cả nhân sự, vật liệu, và nguồn lực tài chính để đạt mục tiêu lợi nhuận, tối ưu nguồn nhân sự quản lý trong hoạt động hàng ngày.
Những người kinh doanh luôn quan tâm bộ máy tổ chức, quản lý tốt tài nguyên trước khi muốn tìm sản phẩm có thị trường đủ lớn nhưng chưa có nhiều người tham gia, như vậy sẽ tạo lợi thế rất lớn để nhà phân phối có thể xâm nhập thị trường và chiếm được thị phần lớn.
10.Chấp nhận và Quản lý Rủi ro khi làm nhà phôn phố, đại lý cấp cao:
Nhà phân phối, đại lý cấp cao thường có nhận thức về rủi ro và phát triển kế hoạch để giảm thiểu và quản lý chúng trong suốt quá trình kinh doanh. Cách dánh giá hiệu suất của bạn khi làm nhà phân phối, đại lý xử lý thông tin và liên tục thu thập phản hồi từ khách hàng để có cơ hội cải thiện kết quả kinh doanh
Để lọt vào nhà phân phối, đại lý hàng đầu của lĩnh vực hay thương hiệu ngành kĩnh doanh đã khắc sâu vào tâm trí người dùng thường sẽ cần sản phẩm có tính tiên phong trong ngành hàng, hoặc có ưu điểm nổi bật và mới so với các sản phẩm khác đang tồn tại trên thị trường.
Tuy nhiên, hiện tại để tìm được sản phẩm chiếm lĩnh thị trường hàng đầu như vậy quả thực sẽ rất khó khăn, rui ro ở các thị trường lớn thường có nhiều nhãn hàng lớn tham gia và cạnh tranh. Cho nên chọn sản phẩm có mức độ cạnh tranh vừa phải đi đôi với ít rủi ro hơn.
Để hạn chế rủi ro quản lý được rủi ro tốt hơn, có được điều này bạn hãy tham khảo từ thì trường, đại lý, người phụ trách sản phẩm của nhãn hàng, để biết được sản phẩm bạn quan tâm có là tiên phong hay khác biệt không.
Đổi mới và Phát triển liên tục: đổi mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ, và quy trình kinh doanh để duy trì sự cạnh tranh, gia tăng tốc độ phá triển thị trường của nhà phân phối. Nếu không phải đạ lý, nhà phân phối quan tâm đến sản phẩm đầu tiên và không có sự khác biệt trong sản phẩm dành cho khách hàng thì để thương hiệu nổi bật cần có sự hiện diện và lặp đi lặp lại để tạo dấu ấn với khách hàng.
Nói cách khác, Nhà phân phối – đại lý cần một chiến lược truyền thông và quảng cáo mạnh mẽ, hiệu quả cho nhãn hàng, ngành hàng. Điều này nhà phân phối hãy tham khảo từ thị trường, định hướng người phụ trách truyền thông - marketing của nhãn hàng, để biết được tầm nhìn dài hạn của nhãn hàng để phát triển thương hiệu.